Cộng Đồng

Những chi tiết siêu thú vị mà bạn có thể không nhận ra trong Dr. Strange

Share this article

Hãy cùng điểm qua những chi tiết Easter Eggs và References thú vị mà có thể bạn đã bỏ qua trong Dr. Strange – siêu phẩm mới nhất của vũ trụ điện ảnh Marvel…

Những bộ phim của Marvel không chỉ khiến khán giả thích thú bởi nội dung chủ đạo của từng tác phẩm, mà đôi lúc, điều mà người xem chờ đợi hơn cả ở một bộ phim lại là những chi tiết bên lề thú vị và sự liên kết được thể hiện một cách độc đáo, ấn tượng với các tác phẩm khác.

Sau đây, hãy cùng điểm qua những chi tiết Easter Eggs và References thú vị mà có thể bạn đã bỏ qua trong Dr. Strange – siêu phẩm mới nhất của vũ trụ điện ảnh Marvel nhé:

Nội dung

  • 1. Đại tá Rhodes
  • 2. Tòa tháp Avengers
  • 3. Kamar-Taj
  • 4. “Chúng tôi đâu phải người rừng”
  • 5. Sự xuất hiện của Stan Lee
  • 6. Hội Phù Thủy tuyên bố Avengers tuổi… lươn
  • 7. Eye of Agamotto
  • 8. Dr. Strange sẽ xuất hiện trong Thor: Ragnarok?
  • 9. Sự tha hóa của Mordo
  • 10. Vai diễn thứ 2 của Benedict Cumberbatch

Đại tá Rhodes

Trong khi đang trên đường đi tới buổi hội nghị và ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng, Dr. Strange đã được thông báo về một số ca bệnh nghiêm trọng cần được anh ta xử lý.

war-machine

Trong số đó, Strange đặc biệt cảm thấy hứng thú với trường hợp “một đại tá quân đội (Air Force’s colonel) bị gãy xương sống”. Vị đại tá đó được xác định chính là nhân vật đại tá Rhodes khi anh ta rơi từ trên cao xuống vì bị Vision “bắn nhầm” trong sự kiện Civil War.

Tòa tháp Avengers

Trong phân đoạn mà thành phố New York nơi Bác sĩ Strange sinh sống được tái hiện toàn cảnh, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự xuất hiện của tòa tháp Avengers như một mối liên hệ giữa bộ phim độc lập Dr. Strange và các tác phẩm điện ảnh khác của Marvel.

stark

Kamar-Taj

Trong nguyên tác truyện tranh, Kamar-Taj là một vùng đất huyền bí tọa lạc tại Tây Tạng. Tuy nhiên bởi nhiều lý do chính trị và đoàn làm phim thì không muốn làm phật lòng chính phủ Trung Quốc (Trung Quốc tuyên bố Tây Tạng là một phần lãnh thổ của họ nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma – Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng không công nhận điều này), nên địa điểm của Kamar-Taj đã được chuyển tới Nepal.

kamar-taj

“Chúng tôi đâu phải người rừng”

Đây là câu nói khá ấn tượng của nhân vật Mordo trong phim và đại khái thì nó có hàm ý rằng những người tu hành tại Kamar-Taj cũng biết đến thế giới hiện đại ngoài kia chứ không chỉ biết sống ẩn dật và thu mình trong sơn cước.

Điều này thể hiện ở 2 chi tiết có thể nói là vô cùng hài hước và thú vị trong phim: Đầu tiên là khi Mordo đưa cho Strange một mẩu giấy ghi dòng chữ Shamballa và Strange hỏi rằng đây có phải một câu thần chú không thì nhận được câu trả lời rằng đó là mật khẩu Wifi.

Cứ cho sóng Wifi cũng là một phép màu đi vậy...

Cứ cho sóng Wifi cũng là một phép màu đi vậy…

Tiếp đó là khi Strange cố gắng bắt chuyện với Wong bằng cách nói rằng Wong có tên một chữ giống Adele, Eminem và cả Drake hay Aristotle… Trong lần gặp gỡ sau đó, Strange tiếp tục nhắc đến một cái tên khác là Beyonce, Wong có vẻ như biết về cái tên này và ở cảnh quay tiếp theo, chúng ta bắt gặp anh chàng này đang nghe nhạc Beyonce bằng tai nghe.

Sự xuất hiện của Stan Lee

Cùng với Steve Ditko, Stan Lee cũng là người đồng sáng tạo nên nhân vật Dr. Strange. Và bên cạnh đó thì vị “bố già” này vẫn luôn giữ thói quen xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh của Marvel với một vai Cameo nho nhỏ nhưng lúc nào cũng mang tới những điều thú vị.

stan-lee

Trong Dr. Strange, Stan Lee xuất hiện trên một chiếc xe Bus trong phân cảnh Strange và Mordo đang cố gắng trốn thoát khỏi sự truy đuổi của Kaecilius. Cuốn sách mà ông đọc trên xe Bus có tên “The Doors of Perfection” của Aldous Huxley, có nội dung đề cập tới sự ảo giác.

Hội Phù Thủy tuyên bố Avengers tuổi… lươn

Dĩ nhiên đây chỉ là một câu nói đùa của tôi mà thôi, nhưng trên thực tế thì bộ phim cũng đã phần nào lý giải về việc tại sao những Phù Thủy của Karma-Taj sở hữu quyền năng phép thuật tối thượng lại không tham gia vào các nhiệm vụ bảo vệ Trái Đất của lực lượng siêu anh hùng.

dr-stranger

Wong đã từng nói với Strange rằng: “Avengers bảo vệ thế giới khỏi các mối nguy hại vật chất. Chúng ta che chở nó khỏi những mối đe dọa huyền bí hơn.”. Chỉ đến khi Trái Đất bị đe dọa bởi sự xuất hiện của những mối đe dọa ma thuật khác, Dr. Strange mới buộc phải lộ diện.

Eye of Agamotto

Eye of Agamotto chính là món bảo vật mạnh mẽ nhất mà Dr. Strange từng sử dụng (chứ chưa thực sự sở hữu). Trong đoạn cuối phim, Wong (lại là Wong) đã hé lộ rằng Eye of Agamotto chính là một trong những viên đá vô cực (chính xác là Time Stone) qua câu thoại với Dr. Strange: “Khi chưa thể hiểu rõ quyền năng của nó thì anh không nên đi ra đường với một viên đá vô cực bên mình như vậy.”

eye-of-agamotto

Dr. Strange sẽ xuất hiện trong Thor: Ragnarok?

Trong đoạn Mid-credit, Dr. Strange đã gặp gỡ Thor và qua đoạn hội thoại của 2 người, chúng ta có thể xác định rằng cuộc nói chuyện này diễn ra ở thời điểm của Thor: Ragnarok, bởi Thor có nói rằng mình đang đi tìm ông bố bị mất tích (nếu các bạn còn nhớ thì trong đoạn cuối của Thor: The Dark World, Loki là kẻ đóng giả Odin trên ngai vàng còn vị vua thực sự của Asgard thì chưa biết sống chết ra sao).

dr-stranger

Nếu đây là sự thật và đoạn Mid-Credit của Dr. Strange chính xác là một phân cảnh trong Thor: Ragnarok, thì bộ phim thứ 3 về thần sấm sẽ chứng kiến sự tương ngộ của 3 siêu anh hùng mạnh nhất trong vũ trụ điện ảnh Marvel tính đến thời điểm hiện tại: Thor, Dr. Strange và Hulk.

Sự tha hóa của Mordo

Bên cạnh Wong, có thể nói Mordo chính là người bạn thân thiết nhất của Dr. Strange khi chính hắn là người đã dẫn dắt anh đến Karma-Taj, thuyết phục The Ancient One thu nạp anh và cũng là người sát cánh bên cạnh anh trong cuộc chiến với Kaecilius và Dormammu.

Mordo có thể nói là một người cuồng tín và tuyệt đối trung thành với The Ancient One, hắn khinh bỉ Kaecilius vì sự phản bội của gã với giáo phái. Tuy nhiên khi phát hiện ra việc The Ancient One sử dụng năng lượng không gian tối để duy trì sự bất tử và chứng kiến Dr. Strange dùng Eye of Agamotto bẻ cong thời gian để đối phó với Dormammu, Mordo lại cho rằng những việc làm đó là đi ngược với quy luật của tự nhiên và trái với thiên chức mà các Phù Thủy được giao phó.

mordo

Điều này dẫn đến sự tha hóa trong tư tưởng và tính cách của Mordo, biến anh ta từ bạn thân trở thành kẻ thù lớn nhất của Dr. Strange sau này. Tuy nhiên thì Mordo trong phim lại khác xa so với nguyên tác trong truyện tranh. Trong Comic, Mordo không phải da màu và bản chất của hắn cũng “xấu từ trong trứng” khi luôn tìm cách tiêu diệt thầy của mình – The Ancient One để đoạt lấy ngôi vị “Phù Thủy Tối Thượng”.

Vai diễn thứ 2 của Benedict Cumberbatch

Vâng, bạn không hề nhầm đâu. Thực tế là nam diễn viên Benedict Cumberbatch đã đảm nhận tới 2 vai diễn trong Dr. Strange, bên cạnh vị “Bác sĩ Strange” lắm tài nhiều tật, Cumberbatch còn đảm nhiệm vai trò lồng tiếng và mô phỏng cử động khuôn mặt cho nhân vật…Dormammu. Và điều này đã được chính đạo diễn Scott Derrickson xác nhận cách đây không lâu.

dormammu

[fresh_embepost pid=”387957″ ]

[fresh_embepost pid=”388082″ ]

}

Tags: , , , , ,
Bố mẹ cuồng Spirited Away, tự hóa trang con mình thành Vô Diện
Evangelion: 3.0+1.0 và lời nguyền ngày công chiếu

Latest News

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Bạn quan tâm

Menu