Cộng Đồng

VNG có thể bị kiện 400 triệu USD

Share this article

Vừa qua, tại Boston, Massachusetts, đã xảy ra vụ kiện một công ty công nghệ Việt nam lớn nhất từ trước đến nay. Hãng thâu âm và sản xuất băng đĩa nhạc Làng Văn đã kiện quỹ đầu tư mạo hiểm IDG với mục tiêu nhắm đến là VNG , một công ty lớn làm về mobile và web tại Việt Nam.

VNG đã từng phải đối mặt với nhiều vụ kiện trước đây. Theo thông cáo báo chí từ phía Làng Văn, trang nghe nhạc và truyền thông nổi tiếng của VNG là Zing, đã từng vi phạm bản quyền đến 590 lần. Tuy nhiên, vụ kiện lần này nổi trội hơn là vì đơn kiện được đệ lên tại Hoa Kỳ. VNG, và công ty đầu tư mạo hiểm của mình – IDG Việt Nam, đang phải chuẩn bị tranh tụng bào chữa cho mình tại Hoa Kỳ. Luật bảo vệ bản quyền của Việt Nam vẫn đang phát triển, chưa hoàn thiện đủ để bảo vệ vấn đề này.

Untitled

Thông tin chi tiết hơn về ba công ty trong cuộc

 Làng Văn: Công ty thâu âm và sản xuất băng đĩa nhạc của Việt Nam tại Hoa Kỳ, được xem là kho nhạc Việt lớn nhất thế giới, đi vào hoạt động từ năm 1985. Đây là một công ty gia đình có trụ sở tại Westminster, California. Có thể bạn đã biết, Little Saigon cũng ở đây, và là nơi tập trung Việt Kiều đông nhất thế giới.

Làng Văn sở hữu bản quyền của 12.000 bản thâu âm, 6.000 video nhạc, và 22 công ty con. Trong đó bao gồm cả nhạc hải ngoại và nhạc Việt. Được biết, lượt nghe nhạc Làng Văn đến từ người dùng trang Zing Mp3 của VNG là hơn 250 triệu lần. Một nguồn thông tin khác trong làng nhạc giải trí cho hay “Nhạc của Làng Văn đã rất cũ nhưng nếu thắng trong vụ này, họ sẽ gây tiếng vang rất lớn trong làng nhạc giải trí nội địa.”

Hầu hết doanh thu của Làng Văn đến từ việc bán băng đĩa nhạc, và công ty có năm cửa hàng chính trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại trên khắp thế giới. Có thể lập luận rằng Làng Văn vẫn đang cố gắng để bắt kịp với thế giới kỹ thuật số và vụ kiện này là một dấu hiệu cho thấy rõ điều đó.

VNG:VNG là công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 2004. Tiền thân của VNG là VinaGame, công ty game thành công bậc nhất tại Việt Nam, thu về hơn 90 triệu Mỹ Kim trong năm 2012.

Theo ông Lê Hồng Minh, CEO của VNG, “năm 2006, 90% doanh thu [đến] từ một trò chơi””. Đó là Võ Lâm Truyền Kỳ, mà VNG đã mua bản quyền từ Kingsoft – một hãng game Trung Quốc.Mặc dầu vậy, kể từ năm 2006, VNG đã nhanh chóng đặt chân vào các lĩnh vực khác nhau của thị trường online Việt Nam, bao gồm lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông xã hội, truyền thông mạng, và nghe nhạc trực tuyến. Nhưng ông Minh cũng cho biết rằng cho đến hiện tại, doanh thu mà game hạng nhất của VNG mang về cho công ty chiếm 20% tổng doanh thu. Mặc dù vậy, VNG có tầm ảnh hưởng rất lớn và rõ rệt lên hệ sinh thái. Nửa cuối năm vừa qua, công ty đã có hơn 20 triệu người dùng trên trang mạng xã hội Zing.Vụ kiện bản quyền này không lạ lẫm gì với VNG. Gần đây nhất là tháng ba năm ngoái, báo chí trong nước kiện VNG vì công cụ tổng hợp tin tức Báo Mới, (một ứng dụng giống như Flipboard).

Cũng vậy, một nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực internet đã cùng nhau thành lập liên minh Sky Music nhằm đối chọi với VNG và củng cố luật bản quyền tại Việt Nam.

Coca-ColaSamsung cũng đã rút những hợp đồng quảng cáo của mình tại Zing sau khi phát hiện ra VNG đã từng “gây án” bản quyền. Nói một cách khác, vụ kiện của Làng Văn cũng được ví như “giọt nước tràn ly”.

IDG Ventures Vietnam:Khoảng đầu tư chính của VNG có được là từ quỹ đầu tư IDG Việt Nam, Hay nói cách khác là công ty con của IDG. IDG ventures Vietnam từng đảm bảo khoản vốn 100 triệu đô để đầu tư cho hơn 40 công ty thuộc những lĩnh vực chính như công nghệ, telecom, media và truyền thông.

Được thành lập từ năm 2004, và đối tác chính của VNG IDG. IDG ventures Vietnam đầu tư vào VNG, và thành lập nhóm sáng lập năm 2005. Vào thời điểm đó, đây là thương vụ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cho IDG. Sau giai đoạn này, IDG rút khỏi VNG và không còn ảnh hưởng về phía công ty nữa, tuy nhiên ông Minh vẫn còn sự liên hệ ít nhiều với phía IDG ventures Vietnam.

Bên trong sự việc

Làng Văn đang khởi kiện IDG, và đó là lí do vì sao có vụ kiện tại Boston, trụ sở chính của IDG. Vụ kiện nhằm mục đích gây áp lực và dùng IDG như một nước cờ để “tấn công” VNG. Sự việc này thật sự rất đáng kinh ngạc khi ta thấy rằng Làng Văn đã tính toán rất kĩ trước khi kiện VNG. Theo Mimi Nguyen:

Số lượng vi phạm bản quyền nhích hơn một ít so với con số 3000 bản thu, và 600 album như đã bị cáo buộc trong đơn khiếu nại. Và chúng tôi có thể sẽ phải chịu đền bù khoảng 150.000 đô cho mỗi vi phạm.

Nếu tính ra, số tiền bồi thường có thể sẽ lên đến 450 triệu đô. Trên thực tế, VNG được cho là có giá trị tầm 300-400 triệu Mỹ Kim. Có thể nói, nếu vụ kiện thành công, nó sẽ “xóa sổ” hoàn toàn VNG.

Lê Hồng Minh không muốn nói thêm về thông tin của vụ kiên, nhưng ông cho biết:

Nói về hướng phát triển nội dung, chúng tôi hiện đang là công ty lớn nhất ở Vietnam về âm nhạc và video, bao phủ gần 95% lượng lưu trữ nhạc Việt Nam, hơn nữa chúngtôi cũng đã ký hợp đồng với một số cổ đông nước ngoài.

Điều này cũng có nghĩa rằng, Làng Văn có một lý do rất chính đáng. Nguyên do chủ yếu là nhạc trên Mp3 Zing được lưu trên hệ thống máy chủ của VNG’s. Nó không phải là dịch vụ chia sẻ từ những người dùng với nhau (peer-to-peer service) như Napster.

Thanh toán, mấu chốt của vấn đề

Hiện nay, Mp3 Zing đang là một trong những trang web nhạc hàng đầu tại Việt Nam. Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến lượng người dùng Việt Nam. Đa số dân cư mạng Việt Nam sẽ vào trang Zing để download mp3 rồi lưu vào usb hoặc máy tính. Nếu bạn muốn nghe nhạc online tại Vietnam, Mp3 Zing là một nguồn rất tốt.

Cốt lõi của vấn đề là việc thanh toán. Không như ở Hoa Kỳ, iTunes, Spotify và những công ty đang tìm cách kiếm tiền từ user base ( dữ liệu chia sẻ từ người dùng), hiện rất khó để người Việt trả tiền để nghe nhạc, mặc dù muốn hay không. Đó cũng là cách mà Pops World Wide nghĩ ra hướng kinh doanh khá hay từ nhạc Việt Nam thông qua việc trả tiền nhạc chuông.

Mimi cho biết, Làng Văn cũng đã có cuộc gặp riêng với VNG về vấn đề này, nhưng họ vẫn chưa có động thái gì. Nhạc của Làng Văn được phân phối rộng rãi trên khắp các hệ thống từ iTunes, Amazon, Spotify, Beats cho đến Google Play, nhưng người dùng Việt Nam hiện không dùng bất cứ dịch vụ nào của họ. Lý do có lẽ vì người Việt không có thẻ tín dụng để sử dụng hệ thống, đó là lý do vì sao họ không nhắm đến thị trường này. Spotify và Beats thậm chí chưa từng có hoạt động nào tại Việt Nam.

Đó cũng là lý do vì sao các công ty như AppotaSoha đã tỏ ra khá thành công khi tạo ra một cầu nối từ app store đến với người dùng. Mimi nghĩ rằng hàng triệu người dùng trên Zing sẽ có thể chuyển sang sử dụng trang nghe nhạc trực tuyến khác.

Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn khi Làng Văn hiện đang “dòm ngó” những công ty khác về vấn đề bản quyền. Câu hỏi được đặt ra: nếu Làng Văn thực hiện thành công những vụ kiện, liệu họ có thay đổi hoàn toàn cách mà người dùng Việt sử dụng nhạc online?

Theo techinasia

}

Tags: , ,
Chiến thuật lý tưởng để diệt Trùm trong Warface Việt Nam
Giftcode Hero Chibi – Gói quà dành tặng người chơi nhân dịp ra mắt

Latest News

Giftcode

Game Mobile

Game Online

Game PC

eSports

Bạn quan tâm

Menu